Cà vẹt xe là một loại giấy tờ quan trọng không thể thiếu khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Trên cà vẹt có ghi rõ các thông tin như tên chủ xe, nhãn hiệu, số khung, số máy, biển số đăng ký, màu xe,… Cà vẹt xe phải được trưởng công an tỉnh ký xác nhận và chứng thực thì mới có hiệu lực. Hiện nay, cà vẹt bị làm giả rất nhiều, do đó chủ xe nên tìm hiểu chi tiết cách nhận biết cà vẹt xe thật giả để tránh bị xử phạt khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
Cà vẹt xe là gì?
Cavet xe được bắt nguồn từ từ “card vert” trong Tiếng Pháp, có nghĩa là tấm thẻ màu xanh. Cà vẹt xe hay còn gọi là Giấy đăng ký xe, là giấy tờ để chứng minh chủ sở hữu của chiếc xe, đồng thời còn được sử dụng làm cơ sở pháp lý để tránh những tranh chấp về tài sản của công dân. Khi tranh chấp xảy ra, cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào thông tin trên cà vẹt để xác định chủ xe.
Ngoài ra, cà vẹt còn là căn cứ để lực lượng chức năng xác minh xe vi phạm có chính chủ hay không hoặc xác minh chủ xe khi xảy ra tai nạn. Trong trường hợp xe bị mất cắp hoặc bị thay đổi thông tin (số máy, số khung), cơ quan công an có thể căn cứ vào cà vẹt xe để tìm kiếm xe và điều tra được đối tượng trộm cắp tài sản.
Các thông tin trên cavet xe bao gồm:
- Tên và địa chỉ của chủ xe
- Nhãn hiệu, loại, số loại của xe
- Số máy, số khung, dung tích xi lanh, công suất của xe
- Màu sơn, biển số, ngày đăng ký lần đầu của xe
- Lịch sử chuyển nhượng và sang tên của xe (nếu có)
Xem thêm: Biển số xe định danh là gì? Mỗi người có thể có bao nhiêu biển số
Cách nhận biết cà vẹt xe thật giả
Hiện nay, tình trạng làm giả cà vẹt xe khá phổ biến, đặc biệt là những nơi tập trung đông dân cư và nhộn nhịp như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng,... Để tránh những rủi ro không đáng có, mỗi người nên cảnh giác và tìm hiểu kỹ các biện pháp phân biệt cà vẹt xe thật và giả.
Dưới đây là một số cách nhận biết cavet xe thật giả mà bạn có thể áp dụng:
Kiểm tra các chi tiết phôi và phù hiệu
- Cà vẹt thật: Những hoa văn trên phôi và huy hiệu ngành được in chất lượng cao, rất sắc nét và dễ nhìn. Khi chúng ta chiếu tia UV vào cà vẹt thì sẽ thấy huy hiệu ngành hơi nổi lên.
- Cà vẹt giả: Những hoa văn in trên phôi và huy hiệu ngành có chất lượng kém, không được rõ ràng, hoa văn mờ, thậm chí bị nhòe.
Kiểm tra các thông tin trên cavet
-
Cà vẹt thật: Tất cả thông tin in lần đầu như tên chủ xe, địa chỉ, nhãn hiệu xe, số máy, số khung, biển số đều được in theo phương pháp laser, chữ sắc nét và khoanh màu xanh lá. Thông tin in lần hai sẽ được in kim và khoanh màu vàng.
-
Cà vẹt giả: Tất cả thông tin chỉ được in laser.
Kiểm tra sợi kim tuyến
-
Cà vẹt thật: Khi quan sát kỹ sẽ thấy trên cà vẹt xe có một sợi kim tuyến nhỏ. Đây là một trong những điểm rất quan trọng nhất để nhận biết cà vẹt thật hay giả.
-
Cà vẹt giả: Sợi kim tuyến thường to, thô và dễ nhìn thấy.
Kiểm tra huy hiệu chìm
-
Cà vẹt thật: Khi quan sát kỹ sẽ thấy trên cà vẹt xe có in huy hiệu chìm và không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nó chỉ hiện lên khi người dùng soi đèn phát tia UV vào.
-
Cà vẹt giả: Khi bạn chiếu tia UV vào sẽ không thấy huy hiệu chìm.
Lý do và hậu quả khi làm giả cà vẹt xe
Việc làm giả cavet oto không chỉ là một hành vi vi phạm pháp luật mà còn gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cho người dùng và xã hội. Một số lý do và hậu quả của việc làm giả cavet oto như sau:
Lý do làm giả cavet xe
- Một số người làm giả cavet xe để bán lại cho người khác với giá cao, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người mua.
- Một số người khác làm giả cavet xe để che giấu nguồn gốc của xe, có thể là xe bị cướp, xe bị trộm hoặc xe bị tịch thu.
- Một số người nữa làm giả cavet xe để trốn thutiếp thuế, phí hoặc các nghĩa vụ khác với nhà nước.
Hậu quả khi làm giả cavet xe
- Người dùng cavet oto giả sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro và khó khăn. Nếu bị phát hiện, họ sẽ bị xử lý hình sự theo quy định của pháp luật, có thể bị tịch thu xe, phạt tiền hoặc cả hai.
- Ngoài ra, họ cũng sẽ không được bảo hiểm, không được đăng kiểm, không được cấp biển số mới nếu bị mất hoặc hư hỏng.
- Hơn nữa, họ cũng sẽ gặp khó khăn khi muốn sang tên hoặc chuyển nhượng xe cho người khác.
- Đối với xã hội, việc làm giả cavet oto cũng gây ra những tổn thất về ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và gây mất niềm tin của người dân.
Xem thêm: Có nên mua xe cũ giá rẻ không? Lợi ích và tác hại cụ thể
Cách phòng tránh và xử lý khi gặp cà vẹt giả
Để phòng tránh và xử lý khi gặp cavet oto giả, bạn cần thực hiện một số biện pháp sau:
Kiểm tra kỹ cavet xe
- Khi mua xe ô tô, bạn nên kiểm tra kỹ cavet oto của người bán, áp dụng các cách nhận biết cavet xe thật giả đã nêu ở trên.
- Bạn cũng nên yêu cầu người bán cung cấp các giấy tờ liên quan như hóa đơn mua bán, giấy chứng nhận đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe ô tô.
- Bạn cũng nên kiểm tra xem xe có bị truy nã hay không bằng cách tra cứu trên [website của Cục Cảnh sát giao thông] .
Bảo quản cavet xe cẩn thận
- Khi sử dụng xe ô tô, bạn nên bảo quản cavet oto cẩn thận, tránh để mất hoặc hư hỏng. Nếu có sự cố xảy ra, bạn nên báo ngay cho cơ quan công an để được hỗ trợ.
- Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên đăng ký kiểm tra xe và đóng các loại thuế, phí theo quy định.
Làm thủ tục tại nơi uy tín
- Khi sang tên hoặc chuyển nhượng xe ô tô, bạn nên làm thủ tục tại các cơ quan có thẩm quyền như công an, đăng ký xe hoặc ủy ban nhân dân.
- Bạn cũng nên yêu cầu người mua hoặc người nhận chứng minh danh tính và ký vào biên bản giao nhận. Bạn không nên giao dịch với những người không rõ lai lịch hoặc có dấu hiệu khả nghi.
- Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các dịch vụ sang tên giấy tờ xe của bên thứ 3 để đảm bảo an toàn. Bạn có thể tham khảo tại GTX GROUP.
Mất cà vẹt xe có sao không? Không có cà vẹt xe phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, bất kỳ cá nhân nào mua xe mới đều cần làm thủ tục đăng ký để có được cà vẹt và biển số xe. Khi có đủ các loại giấy tờ cần thiết thì bạn mới được phép tham gia giao thông mà không vi phạm pháp luật. Nếu bạn tham gia giao thông mà không mang theo cà vẹt xe thì sẽ bị phạt tiền. Mức phạt không mang cà vẹt xe là bao nhiêu sẽ được quy định cụ thể trong nội dung dưới đây.
Khi tiến hành kiểm tra, CSGT hoặc cơ quan có thẩm quyền sẽ yêu cầu người điều khiển phương tiện xuất trình cà vẹt, bằng lái, CMND/CCCD và một số giấy tờ liên quan. Theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Nghị định 100/2019/NĐ-CP) đã quy định mức phạt đối với chủ xe mắc lỗi không xuất trình được Giấy đăng ký xe cụ thể như sau:
Đối với chủ xe ô tô
- Không có cà vẹt xe ô tô hoặc sử dụng giấy tờ đã hết hạn: Phạt tiền từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng và bị tước GPLX từ 1 - 3 tháng (Khoản 9 Điều 2 Nghị định 123 (đã sửa đổi, bổ sung Điều 16 Nghị định 100). Nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện sẽ bị tịch thu xe bổ sung vào ngân sách Nhà nước theo quy định tại Điểm đ Khoản 8 Điều 16 Nghị định 100 (đã sửa đổi, bổ sung Khoản 9 Điều 2 Nghị định 123).
- Sử dụng cà vẹt xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp: Bị phạt tiền từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng và tước GPLX từ 1 - 3 tháng.
- Không mang theo cà vẹt: Phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng (Điểm b Khoản 3 Điều 21 Nghị định 100 (đã sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 9 Điều 2 Nghị định 123).
Đối với chủ xe máy
- Không có cà vẹt xe: Phạt tiền 800.000 - 1.000.000 đồng (Điểm a Khoản 2 Điều 17 Nghị định 100 (đã sửa đổi, bổ sung bởi Điểm m Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123). Nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện sẽ bị tịch thu xe bổ sung vào ngân sách Nhà nước theo quy định tại Điểm đ Khoản 4 Điều 17 Nghị định 100.
- Không mang theo cà vẹt xe: Bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng (Điểm b Khoản 2 Điều 21 Nghị định 100).
Cấp lại cà vẹt xe bao nhiêu tiền? Hồ sơ và thủ tục đăng ký làm lại cà vẹt xe bị mất
Nếu không may làm mất cà vẹt xe, chủ phương tiện có thể đăng ký làm lại giấy tờ xe tại cơ quan công an huyện, tỉnh hoặc thành phố nơi sinh sống.
Hồ sơ và thủ tục đăng ký cấp lại cà vẹt xe trực tiếp
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
- Giấy khai đăng ký xe theo mẫu quy định và điền đầy đủ thông tin.
- Xuất trình giấy tờ liên quan:
- Đối với công dân Việt Nam: CMND hoặc CCCD.
- Đối với học viên/sinh viên: Thẻ học viên/thẻ sinh viên từ năm 2 trở lên và giấy giới thiệu của trường.
- Đối với lực lượng vũ trang: Giấy giới thiệu hoặc giấy xác nhận của đơn vị công tác và giấy chứng minh công an, quân đội (nếu có).
- Đối với người Việt Nam sống tại nước ngoài: Sổ tạm trú/sổ hộ khẩu/hộ chiếu (còn hạn) hoặc giấy tờ có giá trị thay Hộ chiếu.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền:
Nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để yêu cầu cấp lại cà vẹt xe. Nếu hồ sơ chưa đủ thì cán bộ tiếp nhận và kiểm tra giấy tờ sẽ hướng dẫn bổ sung thêm. Khi hồ sơ đăng ký đầy đủ theo quy định thì cán bộ sẽ cấp giấy hẹn cho chủ xe. Đúng ngày trên giấy hẹn, chủ xe tới điểm nộp hồ sơ để nhận lại đăng ký hoặc nhận qua dịch vụ chuyển phát bưu điện.
Hồ sơ và thủ tục đăng ký cấp lại cà vẹt xe online
Nhằm tạo thuận lợi cho người dân, Bộ Công an đã triển khai nộp hồ sơ Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe trực tuyến qua Cổng dịch vụ công Bộ Công an. Các bước thực hiện như sau:
- Đăng nhập vào Cổng dịch vụ công Bộ Công an: https://dichvucong.bocongan.gov.vn
- Vào chức năng Nộp hồ sơ trực tuyến và chọn Đăng ký, quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
- Chọn Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe tương ứng tại cấp Trung ương/Tỉnh/ Huyện/Xã.
- Khi màn hình hiển thị thông tin hướng dẫn thủ tục thì hãy nhấn vào Nộp hồ sơ.
- Nhập thông tin để Tra cứu thông tin xe và nhấn nút Tra cứu thông tin. Nếu tra cứu thành công sẽ hiển thị thông tin phía dưới tờ khai. Trong trường hợp thông tin không chính xác sẽ hiển thị thông báo để người dân nhập lại thông tin.
Chi phí cấp lại cà vẹt xe
- Cấp lại giấy đăng ký xe máy kèm theo biển số (áp dụng chung tại 3 khu vực I, II, III): 50.000 đồng/lần/xe.
- Cấp lại giấy đăng ký xe máy không kèm theo biển số (áp dụng cho xe máy và ô tô): 30.000 đồng/lần/xe.
Qua những thông tin trên, chủ xe có thể hiểu rõ tầm quan trọng của cà vẹt xe. Trong trường hợp làm mất hay hỏng cà vẹt xe, chủ phương tiện cần đăng ký làm lại ngay để tránh bị xử phạt khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
TRUNG TÂM DỊCH VỤ SANG TÊN XE VIỆT NAM