Người Việt ngày càng lười lao động nhưng lại thích kiếm tiền nhanh

Người Việt ngày càng lười lao động nhưng lại thích kiếm tiền nhanh

Người Việt ngày càng lười lao động nhưng lại thích kiếm tiền nhanh

Nếu không có những biện pháp hợp lý, kịp thời thực trạng thích kiếm tiền nhanh nhưng không thích làm việc chăm chỉ của người Việt sẽ như một căn bệnh truyền nhiễm, lây lan nhanh chóng, có nguy cơ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của đất nước.

Chia sẻ quan điểm về người Việt Nam hiện đại, ông Ito Junichi, người Nhật, CEO Công ty World Link Japan Inc đã nhận xét: “Khi tôi mới đến Việt Nam 20 năm trước, tôi thấy người Việt Nam cũng rất chăm chỉ như người Nhật. Nhưng giờ thì tôi không còn cảm thấy điều đó nữa. Giờ tôi thấy người Việt Nam thích kiếm tiền nhưng không còn chăm chỉ như 20 năm trước nữa”.

Trên thực tế, dường như thực trạng thích kiếm tiền nhanh nhưng không thích làm việc chăm chỉ của người trẻ diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Phần lớn thanh niên không thực sự có bước chuẩn bị để làm việc chăm chỉ, thay vào đó họ đặt kì vọng lớn vào việc có tiền nhiều và thích lối sống hưởng thụ, hào nhoáng. Số phần trăm những sinh viên được lựa chọn để phỏng vấn chọn làm việc chăm chỉ đạt mức độ thấp nhất, chỉ 10%.

Dường như có một khoảng cách lớn giữa mong muốn được làm việc thật sự, cống hiến hết mình cho công việc, với mong muốn giàu có thật nhanh chóng. Hơn 60% học sinh, sinh viên Việt Nam chọn tích vào “Một công việc thu nhập cao”, và chỉ 30% lựa chọn “Một công việc phù hợp với bản thân”.

Tại Mỹ, cũng một cuộc khảo sát về việc làm đối với thanh niên đã khiến các giáo sư tại đại học bang San Diego giật mình. Theo đó, các thế hệ học sinh, sinh viên tốt nghiệp những năm gần đây muốn làm mọi cách để kiếm được nhiều tiền nhằm mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn; chứ không sẵn sàng làm việc chăm chỉ để kiếm được tiền. 69% học sinh trung học khẳng định họ muốn sở hữu nhà riêng chứ không muốn đi ở trọ và con số này là 80% đối với các sinh viên đã tốt nghiệp.

Tuy nhiên, không vì thế mà thực trạng này ở Việt Nam không trở thành vấn đề đáng lo ngại ở nước ta. Thời gian gần đây người ta nói nhiều đến chuyện công chức ‘cắp ô’ ở Việt Nam, như Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thẳng thắn nói rằng: “Trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào”.

30% số công chức ấy rõ ràng là những người làm việc không chăm chỉ tuy nhiên người ta vẫn ở trong hàng ngũ công chức nhà nước hàng năm làm tiêu tốn hơn 20.000 tỷ/năm ngân sách chi cho lương công chức.

Bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến cho rằng nếu muốn không chăm chỉ mà lại kiếm tiền nhanh thì cách nhanh nhất là vào công chức bởi rất nhiều người Việt trẻ hiện nay sẵn sàng chi cả trăm triệu để được chạy vào công chức bởi quan điểm vào đó sẽ có điều kiện để nhàn nhã, không cần chăm chỉ mà lại nhanh giàu. Bởi nếu không có lương, lậu khủng khiếp thì ai dại gì đem tiền đi chạy chức, chạy quyền.

Thực tế đã chứng minh một bộ phận không nhỏ công chức Việt Nam đang sống khá tốt, có tích lũy khá, có ôtô riêng, có biệt thự sang trọng, đầy đủ tiện nghi mà với mức lương của họ, không thể nào có được. Tức là họ có những khoản thu nhập ngoài lương nhiều khi gấp nhiều lần so với lương chính thức. Đó thực chất là các dạng tham nhũng của công chức khi có quyền lực trong tay, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, mà còn ở trong các lĩnh vực khác, như hành chính, văn hóa, xã hội, v.v…

Và nếu không có những biện pháp hợp lý, kịp thời thực trạng thích kiếm tiền nhanh nhưng không thích làm việc chăm chỉ của người Việt sẽ như một căn bệnh truyền nhiễm, lây lan nhanh chóng, có nguy cơ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của đất nước.

TRUNG TÂM DỊCH VỤ SANG TÊN XE VIỆT NAM

popup

Số lượng:

Tổng tiền: