Khởi tố, bắt tạm giam nguyên Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải Đinh La Thăng

Khởi tố, bắt tạm giam nguyên Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải Đinh La Thăng

Khởi tố, bắt tạm giam nguyên Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải Đinh La Thăng

Ngày 8/12, Cơ quan điều tra của Bộ Công an có quyết định khởi tố, bắt tạm giam ông Đinh La Thăng, Phó ban Kinh tế Trung ương.

Ngày 8/12, thay mặt Bộ Chính trị, ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã ký quyết định về việc đình chỉ sinh hoạt đảng với ông Đinh La Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương. 

Cùng ngày, Cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã có lệnh khởi tố, bắt tạm giam với ông Thăng.

Vì sao Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng bị kỷ luật? Tại Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, ông Đinh La Thăng, Bí thư Thành ủy TP.HCM, đã bị kỷ luật cảnh cáo, thôi chức Ủy viên Bộ Chính trị.

 

Trước đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV đã họp phiên bất thường, thông qua hai nghị quyết với sự đồng thuận của tất cả Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, về việc cho thôi đại biểu Quốc hội đối với ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị (sau này là Hội đồng thành viên) Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN).

Ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN, hiện là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương, đại biểu Quốc hội khóa XIV, liên quan đến hai vụ án kinh tế nghiêm trọng mà cơ quan Công an đang điều tra.

Cơ quan Cảnh sát điều tra và Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đang tiến hành điều tra 2 vụ án liên quan đến trách nhiệm của ông Đinh La Thăng:

Một là Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 Bộ luật Hình sự); Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280 Bộ luật Hình sự), gây thiệt hại 800 tỷ đồng trong việc góp vốn của PVN vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại dương (Oceanbank);

Hai là Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Tham ô tài sản (Điều 278 Bộ luật Hình sự) xảy ra tại Tổng Công ty Xây lắp dầu khí (PVC) liên quan Dự án Nhiệt điện Thái Bình II.

Trước khi bị khởi tố, ông Thăng từng giữ nhiều chức vụ quan trọng: Phó bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bí thư Thành ủy TP.HCM, Phó ban Kinh tế Trung ương.

Ông Đinh La Thăng bị khởi tố, bắt tạm giam.

 

Ông Thăng có liên quan gì đến vụ thiệt hại 800 tỷ đồng?

Hồi tháng 4, Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKT) đã họp kỳ thứ 14. Tại kỳ họp này, cơ quan chức năng xác định ông Đinh La Thăng đã vi phạm Quy chế làm việc Hội đồng quản trị (HĐQT) Tập đoàn.

Cụ thể, ông Thăng ký thỏa thuận tham gia góp vốn giữa ông Đinh La Thăng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn và Chủ tịch HĐQT Oceanbank (có nội dung: Tập đoàn tham gia góp vốn 20% trở lên; cử cán bộ tham gia quản trị, điều hành; đề nghị các đơn vị thành viên sử dụng dịch vụ của Oceanbank) trước khi HĐQT Tập đoàn họp thống nhất nội dung trên.

Ngày 31/8, mở rộng giai đoạn 2 sai phạm trong vụ Oceanbank, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN), Ninh Văn Quỳnh (nguyên Kế toán trưởng PVN, hiện là Phó tổng giám đốc PVN); Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Thanh Liêm, Vũ Khánh Trường (nguyên thành viên Hội đồng thành viên PVN) đã có hành vi Cố ý làm trái gây thiệt hại 800 tỷ đồng trong việc PVN góp vốn điều lệ vào Oceanbank. Do đó, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã quyết định khởi tố 5 bị can trên về tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Cuối tháng 8, TAND Hà Nội đưa 51 bị cáo liên quan vụ án ra xét xử với 4 tội danh: Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, Tham ô tài sản, Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tàn sản.

Sau hơn 20 ngày diễn ra phiên xử, tòa Hà Nội đã tuyên tử hình Nguyễn Xuân Sơn (cựu Tổng giám đốc), án chung thân với Hà Văn Thắm (cựu Chủ tịch HĐQT), 22 năm tù với Nguyễn Minh Thu (cựu Tổng giám đốc)... liên quan đến hàng loạt các sai phạm về kinh tế tại Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank).

Sau phiên tòa, HĐXX tiếp tục kiến nghị điều tra làm rõ hành vi của các cá nhân liên quan đến quản lý nguồn vốn góp của tập đoàn dầu khí ở Oceanbank.

 

  • Ông Đinh La Thăng, sinh năm 1960, quê ở Nam Định, có học vị tiến sĩ.
  • Giai đoạn 2006-2008, ông Thăng làm Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN).
  • Năm 2011, ông Thăng được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng. Sau đó ông Thăng tiếp tục được bầu làm Đại biểu Quốc hội Khoá XIII. Tại Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XIII, được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
  • Năm 2016, ông Thăng được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị. Tháng 2/2016, ông Thăng được phân công làm Bí thư Thành ủy TP.HCM.
  • Ngày 7/5/2017, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định thi hành kỷ luật ông Đinh La Thăng bằng hình thức cảnh cáo và cho thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị khoá XII vì những vi phạm khi còn công tác tại Tập đoàn Dầu khí.
  • Ngày 11/5, Bộ Chính trị điều động ông Thăng về làm Phó ban Kinh tế Trung ương.

 

Những dự án khiến ông Đinh La Thăng bị đề nghị kỷ luật Giai đoạn 2009-2011, PVN khởi động hàng loạt khoản đầu tư thông qua các công ty thành viên, trong đó không ít dự án đến nay thua lỗ lớn, bị cơ quan chức năng chỉ ra nhiều sai phạm.

TRUNG TÂM DỊCH VỤ SANG TÊN XE VIỆT NAM

popup

Số lượng:

Tổng tiền: