Cảnh sát giao thông được cẩu, kéo xe vi phạm trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông được cẩu, kéo xe vi phạm trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông được cẩu, kéo xe vi phạm trong trường hợp nào?

Tôi thật không may khi 2 lần bị phạt vì đỗ xe ô tô dưới lòng đường và bị cẩu xe về bãi. Qua đó tôi thấy nhiều sự bất cập trong việc xử lý xe vi phạm và cần có sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền.

Nội dung

Trường hợp nào cảnh sát giao thông có quyền cẩu kéo xe vi phạm?

Nhiều bức xúc về tình trạng "loạn giá" dịch vụ cẩu kéo xe

Tôi biết mình đã vi phạm pháp luật về an toàn giao thông nên nghiêm chỉnh chấp hành việc xử phạt, nhưng điều tôi rất bức xúc đó là việc phải trả tiền cho dịch vụ cẩu kéo xe về bãi giữ xe vi phạm. 2 lần bị phạt cũng quãng đường cẩu kéo xe như nhau nhưng là với 2 mức tiền phải trả khác nhau, là 820 nghìn đồng và 1,2 triệu đồng.

Xin trung tâm giải đáp giúp tôi về những lỗi vi phạm giao thông nào thì bị cảnh sát tạm giữ phương tiện và khi nào thì cảnh sát được quyền cẩu đỗ ô tô sai quy định.

Tôi cũng mong trung tâm giải đáp về quy định của pháp luật về việc quản lý hoạt động của dịch vụ cẩu kéo xe, cũng như khung giá để tránh tình trạng bị "chặt chém" vô tội vạ.

Bạn đọc Hải Hà (Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội)

2 lần bị phạt cũng quãng đường cẩu kéo xe như nhau nhưng là với 2 mức tiền phải trả khác nhau

2 lần bị phạt cũng quãng đường cẩu kéo xe như nhau nhưng là với 2 mức tiền phải trả khác nhau

Trường hợp nào cảnh sát giao thông có quyền cẩu kéo xe vi phạm?

Ông Nguyễn Văn Hiếu - Chuyên viên trung tâm sang tên xe Việt Nam khẳng định, việc cẩu kéo ô tô vi phạm là một hình thức tạm giữ phương tiện giao thông, nếu người điều khiển xe chỉ có lỗi đỗ xe trái quy định và có mặt khi bị kiểm tra, có xuất trình các giấy tờ như giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe ô tô,… sẽ không bị tạm giữ phương tiện, mà theo thứ tự sẽ tạm giữ giấy tờ theo quy định.

Chỉ khi nào người vi phạm vắng mặt hoặc không có/không mang giấy tờ hoặc có mang nhưng không chịu xuất trình giấy tờ để tạm giữ thì mới bị áp dụng biện pháp tạm giữ phương tiện vi phạm bằng cách cẩu, kéo xe.

Những lỗi vi phạm giao thông bị cảnh sát tạm giữ phương tiện được quy định tại Điều 78, Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt của Chính phủ ngày 26/05/2016.

Cụ thể, để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm. Một số lỗi vi phạm phổ biến sẽ bị cảnh sát giao thông tạm giữ phương tiện bao gồm:

  • Điều khiển ô tô, xe mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức an toàn được phép điều khiển phương tiện giao thông.
  • Người điều khiển ô tô, mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.
  • Người điều khiển xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ, không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.
  • Điều khiển ô tô lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường; người vi phạm mà không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ hoặc gây tai nạn giao thông.
  • Điều khiển ô tô không có Giấy đăng ký xe, không có biển số; không đủ kiều kiện an toàn kĩ thuật.
  • Điều khiển xe môtô, xe gắn máy đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.
  • Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không có Giấy đăng ký xe theo quy định; Sử dụng Giấy đăng ký xe đã bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp; Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không đúng với biển số đăng ký ghi trong Giấy đăng ký xe; biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
  • Không chấp hành việc kiểm tra tải trọng, khổ giới hạn xe khi có tín hiệu, hiệu lệnh yêu cầu kiểm tra tải trọng, khổ giới hạn xe; chuyển tải hoặc dùng các thủ đoạn khác để trốn tránh việc phát hiện xe chở quá tải, quá khổ.
  • Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.
  • Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên.

Xuất trình giấy phép lái xe, đăng ký xe ô tô… sẽ không bị tạm giữ phương tiện, mà theo thứ tự sẽ tạm giữ giấy tờ theo quy định.

Xuất trình giấy phép lái xe, đăng ký xe ô tô… sẽ không bị tạm giữ phương tiện, mà theo thứ tự sẽ tạm giữ giấy tờ theo quy định.

Nhiều bức xúc về tình trạng "loạn giá" dịch vụ cẩu kéo xe

Liên quan đến nội dung câu hỏi của bạn đọc về quản lý nhà nước đối với dịch vụ cẩu, kéo xe vi phạm, Ông Hiếu cho biết, danh mục giá xe cứu hộ cẩu kéo xe vi phạm không có trong quy định về quản lý tại Luật Giá năm 2012 cũng như các văn bản hiện hành.

Chính điều này gây nên sự bất cập về mức giá cẩu kéo xe vi phạm nên nhiều doanh nghiệp cố tình thu cao ngất để trục lợi. Lực lượng chức năng cũng rất khó can thiệp trong trường hợp này vì đó là thỏa thuận dân sự giữa người có phương tiện với đơn vị cẩu kéo.

Theo tìm hiểu của tôi, số lượng xe cứu hộ, cẩu kéo được trang bị cho các đơn vị hiện không đáp ứng yêu cầu cẩu kéo phương tiện. Do đó, khi xử lý vi phạm, lực lượng chức năng phải gọi xe cứu hộ, cẩu kéo bên ngoài. Giá dịch vụ kéo xe thường do các doanh nghiệp tự thỏa thuận với người có vi phạm, nhưng thực tế không có sự thỏa thuận nào mà người vi phạm bắt buộc phải nộp mức giá do doanh nghiệp này đưa ra.

Nếu không bắt các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cẩu kéo xe kê khai giá, thống nhất mức giá cho loại hình này, người dân sẽ còn phải chịu thiệt, trong khi lực lượng chức năng sẽ khó tránh khỏi mang tiếng "thông đồng, móc ngoặc".

Xin cảm ơn Ông!

TRUNG TÂM DỊCH VỤ SANG TÊN XE VIỆT NAM

popup

Số lượng:

Tổng tiền: